PHẦN 2: KINH NGHIỆM LỰA CHỌN VẬT LIỆU NỘI THẤT (THỦY TINH)

PHẦN 2: KINH NGHIỆM LỰA CHỌN VẬT LIỆU NỘI THẤT (THỦY TINH)

PHẦN 2: KINH NGHIỆM LỰA CHỌN VẬT LIỆU NỘI THẤT (THỦY TINH)

Thiết kế và thi công nội thất

Thiết kế và thi công nội thất cao cấp
Nội thất Phú Quốc

PHẦN 2: KINH NGHIỆM LỰA CHỌN VẬT LIỆU NỘI THẤT (THỦY TINH)

Thủy tinh, bao gồm kính và thủy linh, là vật liệu nội thất tiếp theo được THD Interior đưa vào giới thiệu trong bài viết này. Nếu bạn yêu thích sự đơn giản và hiện đại, đây sẽ là vật liệu bạn không thể bỏ qua khi xem xét và lựa chọn vật liệu nội thất cho căn nhà mới. 

Thủy tinh là một dạng chất rắn không màu, trong suốt, không gỉ và tương đối cứng. Thủy tinh cho ánh sáng truyền qua một cách dễ dàng, do đó người ta thường sử dụng thủy tinh để làm các vật dụng và chi tiết trang trí cho không gian. Đây là loại vật liệu khá phổ biến và được nhiều người yêu thích. Trong thiết kế nội thất, thủy tinh thường được ứng dụng qua hai loại là gương và kính.

  1. Gương

Gương có thể phản chiếu lại hình ảnh một cách rõ ràng nhờ có lớp tráng bạc giúp phản xạ lại ánh sáng một cách tốt nhất. Vì thế, gương thường được dùng không chỉ để soi mà còn được dùng trong những không gian hẹp để phản chiếu và tạo cảm giác mở rộng cho căn phòng.

Ưu điểm của gương là không bám bụi nên rất dễ dàng để vệ sinh sạch sẽ. Chỉ cần một miếng vải sạch và dung dịch là bạn hoàn toàn có thể chùi sạch gương chỉ trong tích tắc. Như đề cập ở trên, không gian có lắp gương sẽ có cảm giác rộng hơn gấp đôi bình thường do tính năng phản chiếu hình ảnh chân thực, góp phần khiến căn phòng của bạn trở nên rộng rãi, thoáng đãng hơn, dù diện tích thực tế có thể nhỏ hơn như thế rất nhiều.

Gương cũng là lựa chọn hàng đầu nếu như gia chủ muốn tìm kiếm một vật liệu tạo điểm nhấn cho tường nhà. Bởi khi kết hợp với ánh sáng từ các bóng đèn, hoặc các chi tiết trang trí khác, gương sẽ cho ra những vệt sáng lung linh mà nếu được bố trí và sắp đặt một cách tinh tế, sẽ tạo nên cảm giác cực kỳ sống động cho không gian, góp phần làm tăng niềm vui và sự phấn khích cho gia chủ.

Tuy nhiên, khi lựa chọn sử dụng gương trong thiết kế nội thất, bạn cũng cần phải lưu ý tránh các tác động mạnh vì gương rất dễ vỡ và không thể đưa vào nhiệt độ từ khoảng 1000 độ C trở lên. Gương cũng không được khuyến khích sử dụng cho các khối kiến trúc lớn bởi kích thước cồng kềnh, khối lượng lớn, khó vận chuyển và cũng khó cắt, khoét để tạo hình khối.

 

  1. Kính

Kính là loại vật liệu rắn, trong suốt và giòn. Người ta sản xuất kính bằng cách truyền một nhiệt lượng lớn vào cát hoặc thạch anh. Đặc tính của kính là một loại vật liệu vô cơ vô định hình và đồng nhất nên có thể được đúc thành bất kỳ hình dạng nào tùy theo ý muốn của người sử dụng. Kính có thể có dạng trong suốt hoặc mờ đục.

Cũng giống như gương, kính là loại vật liệu rất dễ để vệ sinh và lau chùi sạch sẽ. Nếu bạn thích các không gian có nhiều nắng và ánh sáng nhưng lại ở gần trung tâm quá nhiều gió bụi thì kính sẽ là một lựa chọn lý tưởng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn. Thi công vật liệu bằng kính khá nhanh chóng và dễ dàng, vì thời gian sản xuất nhanh, vật liệu rẻ và chi phí lắp đặt cũng không lớn.

Kính là một loại vật liệu giúp ngăn cách không gian tuyệt vời, vừa giúp cho các khu vực chức năng không bị hòa lẫn với nhau, vừa khiến cho không gian được thông suốt, liền mạch, tạo cảm giác thông thoáng và mở rộng. Con người làm việc hay thư giãn trong các không gian có lắp kính cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không bị tù túng hay bó hẹp. Ngoài ra, kính cũng giúp phô bày nhiều chi tiết kiến trúc khác, tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nếu được áp dụng khéo léo, kính có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ cả về mặt kiến trúc không gian lẫn về mặt hiệu ứng thị giác, vì kính có thể kết hợp với cả ánh sáng tự nhiên lẫn ánh sáng nhân tạo rất tốt, nhờ đó góp phần tiết kiệm chi phí cho hệ thống chiếu sáng nội thất.

Tuy vậy, khả năng chịu lực kém và dễ vỡ cũng là một điểm yếu mà người sử dụng vật liệu này cần phải lưu ý. Kính là loại vật liệu dễ bị phá huỷ khi xảy ra chấn động cơ học hơn so với các vật liệu khác. Khi vỡ, kính có thể gây sát thương hoặc làm ảnh hưởng đến các bề mặt nội thất khác. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều kính trong không gian cũng có thể gây ra tác động ngược là hiệu ứng nhiệt (hiệu ứng nhà kính). Đây là điều phát sinh từ việc sử dụng thiếu kiểm soát vật liệu kính và đang tạo ra vấn đề lớn cho các công trình xây dựng nói riêng và toàn bộ môi trường sống trên Trái đất nói chung.

Kết

Thủy linh, bao gồm gương và kính, là những vật liệu rất dễ dùng và thường được áp dụng vào thiết kế nội thất. Bên cạnh những ưu điểm như tiện lợi và thẩm mỹ, bạn cũng đừng quên những nhược điểm của thủy tinh mà THD Interior đã đúc kết trong quá trình sử dụng vật liệu này cho các công trình. Hy vọng bạn đọc đã có đầy đủ thông tin hữu ích để ứng dụng vật liệu thủy tinh vào thiết kế nội thất cho căn nhà tương lai.

 

Bài viết liên quan

icon icon